Ngày 25/11,ênkinhtếtìmcáchđầuquânchocôngtycôngnghệluka modrić Bùi Thị Thu Trang tham dự FTU Career Fair - ngày hội việc làm lớn nhất trong năm của trường Đại học Ngoại thương. Nữ sinh năm cuối, chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, rảo khắp gian hàng của các công ty công nghệ. Trang cho biết quan tâm đến vị trí nhân sự, phân tích kinh doanh ở những công ty này.
Nữ sinh cho rằng Tiếng Anh thương mại là chuyên ngành rộng, học phủ khắp các khía cạnh của kinh tế, thương mại, nên nhiều sinh viên khó xác định mục tiêu việc làm sau tốt nghiệp. Trang cũng từng có thời gian mông lung, nhưng sau kỳ thực tập tại vị trí TA (Talent Acquisition - thu hút nhân tài) ở một công ty công nghệ, cô thấy đây là nhóm doanh nghiệp tiềm năng. Dù xuất hiện làn sóng sa thải từ các công ty công nghệ, nhưng các vị trí liên quan kinh doanh, nhân sự vẫn cần thiết, ổn định.
Tương tự, Nguyễn Năng Hoàng, sinh viên năm thứ nhất, ngành Kế toán - Kiểm toán, nhìn nhận đây vẫn là lĩnh vực có nhiều việc làm và kiếm việc nhanh. Vì thế, Hoàng gần như dành toàn bộ thời gian ở gian hàng của Công ty Công nghệ Braves Stars và một số doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
"Còn ba năm nữa mới tốt nghiệp, nhưng em vẫn muốn hỏi đại diện doanh nghiệp về những nhu cầu, định hướng của họ, từ đó để mình biết nên học thêm gì, cải thiện kỹ năng gì", Hoàng nói.
Nhiều sinh viên cũng chung mối quan tâm như Trang và Hoàng. Ngày hội việc làm có hơn 40 doanh nghiệp tham dự, thu hút khoảng 4.000 sinh viên. Các ngân hàng lớn vẫn thu hút nhưng gian hàng của các công ty công nghệ cũng chật kín sinh viên xếp hàng, đặt câu hỏi.
Đầu tháng 11, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng trường Đại học ngoại thương, cho biết qua khảo sát 54.000 cựu sinh viên, công nghệ thông tin là một trong hai lĩnh vực việc làm được lựa chọn hàng đầu, có xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây.
Bà Phạm Thị Thu Huyền, Trưởng phòng Thu hút nhân tài và Trải nghiệm nhân viên, Tập đoàn FPT, cũng nhận thấy số sinh viên kinh tế đầu quân cho công ty công nghệ tăng trong khoảng 2-3 năm nay. Tính riêng tại FPT, nhân sự tốt nghiệp các trường kinh tế tăng khoảng 20%.
Tập đoàn công nghệ One Mount cũng ghi nhận số hồ sơ ứng tuyển của sinh viên kinh tế tăng. Bà Phạm Thị Vân, chuyên viên cao cấp Phát triển thương hiệu, cho biết nhóm này thường làm các vị trí liên quan đến phân tích chiến lược kinh doanh, kiểm thử, quan hệ khách hàng, marketing.
Lý giải, bà Vân cho rằng đúng là nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự, nhưng đây hầu hết là các vị trí chưa mang về lợi ích tương xứng với chi phí đầu tư, vận hành. Trong khi đó, doanh nghiệp nào cũng cần tìm cách tiêu thụ sản phẩm, nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự phụ trách kinh doanh lại tăng lên.
Trong khi đó, quan niệm về việc làm của sinh viên cũng có sự thay đổi. Công nghệ trở nên gần gũi, không còn bị đóng khung rằng chỉ dành cho người tốt nghiệp các ngành kỹ thuật.
Các nhà tuyển dụng đánh giá, sinh viên kinh tế thường thích nghi tốt, năng động, thành thạo ngoại ngữ và nắm vững kiến thức chuyên ngành. Dù vậy, họ cũng cần 3-6 tháng để nắm bắt các sản phẩm công nghệ, phần mềm và kiến thức trong lĩnh vực này.
Đại diện nhân sự của Công ty công nghệ Braves Stars cho rằng không nên nhìn nhận việc sinh viên kinh tế tìm cách đầu quân cho công ty công nghệ là làm trái ngành, nghề. Theo bà, vị trí công việc có thể nghe "không kinh tế cho lắm", song bản chất vẫn liên quan tới kiến thức, kỹ năng về kinh doanh, quan hệ khách hàng mà sinh viên được đào tạo.
Ngắm nghía vị trí chuyên viên phân tích tài chính cho một công ty phần mềm, Trương Thùy Dung, sinh viên năm cuối, ngành Tài chính - Ngân hàng của Học viện Ngân hàng, nói thấy yên tâm hơn khi nghe chia sẻ từ các doanh nghiệp. Trước đó, nữ sinh luôn cảm thấy lo lắng về việc làm trong tương lai.
"Sinh viên kinh tế đi làm tại công ty thuộc lĩnh vực khác là bình thường vì vẫn có những vị trí phù hợp, liên quan tới ngành mình học", Dung nói.
Thanh Hằng