Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc,ỳCàphêzalo web một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành "Cà Phê Triết Đạo".
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!
Quán cà phê -Nơi khởi nguyênnghệ thuật điện ảnh
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật trẻ xuất hiện vào thế kỷ 19, đáp ứng nhu cầu giải trí của thời đại, cũng như truyền tải những thông điệp ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc phản ánh đời sống tinh thần của xã hội. Được lịch sử ghi nhận sự ra đời gắn liền với sự phát triển khoa học, kỹ thuật vào cuối thế kỷ 19, tập trung vào việc ghi lại hình ảnh chuyển động, thế nhưng khởi nguyên của điện ảnh có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước. Các kỹ thuật ban đầu liên quan đến hình ảnh chuyển động của điện ảnh là hình thức múa rối bóng, một hình thức kể chuyện và giải trí cổ xưa, sử dụng các con rối được giữ giữa nguồn sáng và bức màn bóng.
Trong A History of Pre-cinemacủa chuyên gia điện ảnh Stephen Herbert (1952 – 2023), cho rằng múa rối bóng có chung nguyên tắc với điện ảnh trong việc sử dụng sáng tạo ánh sáng, hình ảnh và màn hình chiếu. Tác phẩm nghiên cứu về hình ảnh hoạt hình và hình ảnh trình chiếu trước khi phát minh ra kỹ thuật quay phim Movement in two dimensionscủa nhà văn, nghệ sĩ Olive Muriel Cook (1912 - 2002) nhận định sự phát triển của vở kịch múa rối bóng và điện ảnh hiện đại có sự tương đồng trong như việc sử dụng âm nhạc, giọng nói, nỗ lực giới thiệu màu sắc và mức độ phổ biến.
Múa rối bóng phát triển cực thịnh tại các nước châu Á từ đầu công nguyên và lan rộng đến châu Âu vào thế kỷ 17. Đặc biệt, trong xã hội Ottoman, múa rối bóng được gọi là Karagöz, và là một phần không thể thiếu trong tháng Ramadan. Karagöz thường được biểu diễn trong hàng quán cà phê hoặc tư gia giàu có. Với bầu không khí cởi mở của quán cà phê, những vở kịch rối bóng tự do bình luận về các sự kiện xã hội, chính trị, các nhân vật cầm quyền, theo phong cách châm biếm. Năm 2009, Karagöz được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và hai cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi đáng kể đời sống xã hội của châu Âu và thế giới. Hàng loạt các phát minh, sáng kiến trên mọi lĩnh vực được các nhà khoa học nghiên cứu đưa vào cuộc sống. Trong đó, nửa sau thế kỷ 19 chứng kiến bước phát triển của kỹ thuật ghi lại hình ảnh chuyển động, thúc đẩy sự ra đời của điện ảnh.
Khởi đầu là các phát minh máy ảnh chuyển động thời kỳ đầu của Louis Le Prince, thiết bị hiển thị hình ảnh chuyển động của Eadweard James Muybridge, máy soi động học của Thomas Edison… Đến năm 1895, anh em nhà Skladanowsky đã phát minh ra máy chiếu phim Bioscop và sử dụng trình chiếu buổi chiếu phim chuyển động đầu tiên vào ngày 1.11.1895, tại Berlin.
Tuy nhiên, các nhà sử học công nhận ngày khai sinh ra điện ảnh với tư cách một môn nghệ thuật và một ngành công nghiệp là ngày 28.12.1895. Đây là cột mốc anh em Auguste và Louis Lumière sử dụng máy chiếu phim Cinématographe do mình sáng chế, trình chiếu bộ phim có thu phí, công khai mang tên Những người công nhân rời khỏi nhà máy Lumière(Sortie de l'usine Lumière de Lyon)lần đầu tiên tại không gian Café de la Paix, Pháp.
Xuất hiện tại châu Âu vào thế kỷ 17, hàng quán cà phê đã kích hoạt "bình minh của sự khai sáng". Nơi đây được thiết lập không chỉ là trung tâm nghiên cứu và học thuật, thu hút nhóm những nhà khoa học, trí thức mà còn cung ứng một không gian giao tiếp, học tập cởi mở. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong giai đoạn chuyển giao thời đại bởi cuộc đại khủng hoảng do sự bùng nổ cách mạng công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, hàng quán cà phê đã là một phần không thể thiếu của đời sống đô thị.
Với danh tiếng của một quán cà phê hàng đầu Paris, một trung tâm văn hóa thu hút đông đảo giới trí thức, tinh hoa trong nhiều lĩnh vực hội tụ, Café de la Paix được anh em Auguste và Louis Lumière chọn làm nơi trình chiếu bộ phim thương mại đầu tiên của mình. Sau sự kiện này, Café de la Paix nhanh chóng trở thành trung tâm của đời sống nghệ thuật. Marlene Dietrich, Yves Montand và Roman Polanski thường xuyên sử dụng nơi đây để quay phim. Café de la Paix cũng là bối cảnh trong bộ phim hoạt hình The Aristocats của Walt Disney. Đồng thời, Café de la Paix là điểm hội tụ các diễn viên điện ảnh, nhạc sĩ, nhà văn, họa sĩ và đại diện của các trào lưu sáng tạo mới nhất thời bấy giờ, như Victor Hugo, Émile Zola, Marcel Proust, Piotr Tchaikovsky... Café de la Paix cũng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác, hiện diện trong các tác phẩm âm nhạc của Sidney Bechet và Thomas Fersen; là chủ đề của các họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng như Konstantin Korovin, Édouard Léon Cortès; bối cảnh cho bài thơ The Absinthe Drinkerscủa Robert William Service và truyện ngắn My Old Mancủa Ernest Hemingway.
Charlie Chaplin - "Kẻ lang thang" thay đổi ngành công nghiệp điện ảnh
Sau khi ra đời, điện ảnh nhanh chóng thu hút công chúng trên toàn thế giới. Quầy chiếu phim trở thành một không gian không thể thiếu tại các hội chợ lớn với các đoạn phim ngắn dưới một phút, mô tả cảnh sinh hoạt thường nhật hoặc hoạt động thể thao. Những bộ phim thời kỳ này không có lời thoại hoặc lời thoại được hiển thị dưới dạng tiêu đề, và được gọi là "phim câm".
Dù hạn chế về lời thoại, nhưng kỷ nguyên "im lặng" (1894 - 1929) đã thúc đẩy sự trưởng thành của nghệ thuật điện ảnh. Trong gần 2 thập kỷ đỉnh cao (1910 - 1929), kỷ nguyên phim câm đầy sự cách tân, mở đầu cho mọi phong cách và thể loại phim của thế kỷ 20 và 21, tiên phong với các quan điểm kỹ thuật về chiếu sáng ba điểm, cận cảnh, cảnh quay dài, lia máy... Đặc biệt, trong hơn ba thập kỷ tồn tại của phim câm, Charlie Chaplin (1889 - 1977) được xem là người có ảnh hưởng nhất, một biểu tượng văn hóa đại chúng và người nổi tiếng nhất hành tinh những năm 1910 - 1920. Với tư duy điện ảnh độc đáo cùng tinh thần sáng tạo, Chaplin đã góp phần thay đổi ngành công nghiệp điện ảnh và tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà làm phim, diễn viên trên thế giới.
Thời kỳ đầu của điện ảnh, máy quay được đặt ở một vị trí cố định và các diễn viên phải thực hiện toàn bộ cảnh quay trong một lần. Bằng sự sáng tạo, Charlie Chaplin đã thay đổi kỹ thuật làm phim, sử dụng các cảnh cắt đi cắt lại, chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác, tập trung vào nét mặt, giao tiếp phi ngôn ngữ của từng diễn viên giúp tăng chiều sâu và cảm xúc cho bộ phim.
Đặc biệt, Chaplin đã sáng tạo ra thương hiệu hài kịch của riêng mình, khác biệt so với những bộ phim hài với các hành động hài hước kinh điển. Phim hài của Chaplin là sự kết hợp khéo léo giữa hài hước và cảm xúc, thông qua tiếng cười thể hiện cái nhìn nhân văn, thấu cảm với số phận con người. Ông đã đã biến cơn đói, sự lười biếng và cảm giác bị bỏ rơi trở thành hài kịch.
Các bộ phim của Charlie Chaplin thường xoáy sâu vào các vấn đề xã hội của thế kỷ 20 như đại suy thoái, chiến tranh thế giới, bất bình đẳng, thiếu lương thực… Nhân vật Kẻ lang thang, hay còn gọi làSác - lô, một người đàn ông nghèo khổ có trái tim nhân hậu, do Chaplin tạo ra, đã đem đến sự đồng cảm cho người lao động đang đấu tranh để sống sót giữa thực tế xã hội đầy khó khăn. Kẻ lang thang giúp người xem trên khắp thế giới tìm thấy sự an ủi, niềm vui và khát khao hướng đến một cuộc sống hạnh phúc. Hài kịch trong điện ảnh vì thế cũng được thăng hoa từ vai trò phụ trở thành một trong những thành phần thiết yếu nhất.
Thế kỷ 20 cũng đánh dấu sự thay đổi đáng kể mô hình ăn uống và làm việc nhằm thúc đẩy năng suất của người lao động. Cà phê - nguồn năng lượng tỉnh thức và thúc đẩy tư duy sáng tạo trở thành "thứ cần thiết cho cuộc sống" của người Mỹ. Cà phê xuất hiện mọi thời điểm trong ngày, ở nhiều không gian khác nhau, từ bàn ăn, phòng bếp, phòng làm việc, nhà máy… Hàng quán cà phê trở thành điểm tụ tập của mọi tầng lớp, cung cấp môi trường để các cá nhân làm việc, tham gia sáng tạo, thảo luận trí tuệ và kết nối xã hội.
Trong chiều hướng đó, cà phê và không gian quán cà phê đã xuất hiện trong hàng loạt bộ phim của Charlie Chaplin, như The Immigrant(1917), Sunnyside(1919), Modern Times(1936), The Great Dictator(1940). Trong The Immigrant, hình ảnh Kẻ lang thang nhập cư vào Mỹ, cố gắng trì hoãn việc thanh toán chỉ bằng cách gọi thêm cà phê. Hay trong Modern Times, Kẻ lang thang được người bạn là vũ công giới thiệu công việc ca sĩ và bồi bàn tại quán cà phê. Cà phê và hàng quán cà phê trong phim của Charlie Chaplin đã phản ánh thói quen của người Mỹ đương thời, cũng như mối liên hệ giữa văn hóa cà phê và sự phát triển xã hội, và cho thấy rõ quán cà phê là địa điểm xóa nhòa ranh giới bất bình đẳng, nơi chào đón mọi tầng lớp.
Charlie Chaplin đã nhận được ba giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Năm 1972, ông được nhận giải thưởng Viện hàn lâm đặc biệt cho "tác động khôn lường mà ông đã tạo ra trong việc biến điện ảnh trở thành loại hình nghệ thuật của thế kỷ này". Phong cách diễn xuất của Chaplin luôn được bắt chước nhiều nhất và đến nay vẫn tạo cảm hứng sâu sắc cho nhiều diễn viên nổi tiếng như Johnny Depp, Gene Wilder...
Như vậy, cà phê và không gian hàng quán cà phê đã luôn hiện diện trong tiến trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh. Cùng công năng thúc đẩy trí tuệ của cà phê, môi trường sáng tạo, tự do của hàng quán cà phê trải qua nhiều thế kỷ luôn là nguồn cảm hứng, bối cảnh lý tưởng cho các loại hình nghệ thuật từ văn học, hội họa đến điện ảnh… khai phá, tạo ra nhiều di sản đặc sắc đóng góp cho văn minh nhân loại.
Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao
Đón đọc kỳ sau: Nghệ thuật chế tác công cụ và dụng cụ thưởng lãm cà phê